ÔN NGUỒN SỬ VIỆT  [RADIONLINE]

onnguonsuviet-home
- Đây là chương trình RADIO thiện chí của Liên Đoàn Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa.
- Nhằm mục đích đóng góp vào sự duy trì và phát triển Tiếng Việt đồng thời Nhắc nhớ Lịch sử để nung tinh thần hào hùng Dân Tộc VN  cho thế hệ nối tiếp của dòng giống Rồng Tiên Việt Nam.
- Cây có gốc, nước có nguồn. Con người có quê hương, đất nước, có tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Ôn Nguồn Sử Việt giúp các em học sinh thế hệ trẻ Việt Nam nhớ nguồn gốc quê hương VN . Hơn thế nữa, Tiếng Việt & Ôn Nguồn Sử Việt hy vọng gây ý thức Dân Tộc nơi Thanh thiếu niên Lạc Việt.
05 Tháng Năm 2024(Xem: 3)
CƯ AN - TƯ NGUY : Là điều tâm niệm . Luôn luôn có sự chuẩn bị và quan sát để phòng vệ , suy nghĩ ứng phó với tình huống bất lợi . Kiên trì tập luyện về Ngạnh Công đây là một phần quan trọng , bên cạnh phần Ngoại Công : gồm các bài Quyền Thuật và Diễn thế cận chiến tự vệ . DIỄN THẾ THÁNH GIÓNG VƯƠN VAI - SỐ 58 [TẬP LUYỆN NGOẠI CÔNG : ĐÒN SONG ĐẤU] BLUE BELT + 2 STRIPE - ĐAI XANH DƯƠNG + 2 VẠCH TRẮNG . (Sẽ Tiếp Theo)
04 Tháng Năm 2024(Xem: 113)
Hành Quân toàn Thắng 42 : Theo kế hoạch của Quân Đoàn 3, chiến dịch hành quân ngoại biên mang tên là Toàn Thắng 42 do Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn soạn thảo đã tiến hành trong vòng tối mật và các đơn vị tham chiến chỉ nhận được lệnh tổng quát vào ngày 27 tháng 3/1970 là chuẩn bị tham dự một cuộc hành quân lớn. Sư Đoàn 18 Bộ Binh là một trong những nỗ lực chính. Yểm trợ về không quân cho cuộc hành quân là các không đoàn chiến thuật của Không Quân VNCH và Không Lực Hoa Kỳ tại Việt Nam. Tổng chỉ huy chiến dịch Toàn Thắng 42 là Trung Tướng Đỗ Cao Trí, Tư Lệnh Quân Đoàn 3 và Vùng 3 Chiến Thuật . (Hình ảnh Trung Tướng Đỗ Cao Trí với các Binh sĩ VNCH & Hoa Kỳ)
30 Tháng Tư 2024(Xem: 89)
Trong khi ... quân Xiêm đánh vào tỉnh An Giang (tháng 12, 1833), rồi tiến lên giao chiến ở rạch Củ Hủ. Trận ấy quân triều đình nhà Nguyễn thắng và phản công chiếm lại đồn Châu Đốc, tỉnh An Giang, thành Hà Tiên rồi cùng lực lượng quân Chân Lạp ngược dòng Cửu Long tiến chiếm lại thành Nam Vang. Quân Xiêm bại trận phải rút khỏi Chân Lạp; triều đình Huế bèn đưa Ang Chan II trở lại ngôi vua. Đuổi được quân Xiêm, Trương Minh Giảng và Lê Đại Cương lập đồn Đại Nam ở gần Nam Vang để bảo hộ Chân Lạp. Việc cai trị trong nước Chân Lạp đều do quan Việt sắp đặt, còn triều thần Chân Lạp chỉ kiêm nhiệm việc nhỏ. Cuối năm 1834, vua nước Chân Lạp là Ang Chan II mất mà lại không có con trai, quyền cai trị trong nước về cả mấy người phiên liêu là Trà Long (Chakrey Long) và La Kiên vốn là người Chân Lạp nhưng nhận quan tước của triều đình Huế. Năm 1836, vua Minh Mạng cho đổi đất Chân Lạp thành Trấn Tây Thành, chính thức sáp nhập vào Đại Nam. Ranh giới phía Tây Bắc của Trấn đến biển hồ Tonlé Sap.
29 Tháng Tư 2024(Xem: 127)
Giờ từng đoàn người vượt qua biên giới quyết chiến đấu ... Đã chiếm chiến công ngang trời . Giờ đoàn người còn vượt qua biên giới quyết chiến đấu ... Đi không ai tìm xác rơi ! Lúc đất nước muốn bao người con thân yêu ra đi ... Hối tiếc tấm thân làm chi ! (Hình ảnh Phi đoàn 821 - KLVNCH Tinh Long 7 - AC-119 K - Trung Úy Trang Văn Thành cùng Phi hành đoàn 8 quân nhân Không Lực VNCH bảo vệ phi trường Tân Sơn Nhất - Sài Gòn sáng 30-4-1975 Anh Dũng Hy Sinh ngăn chận Cộng quân.)