NHỮNG NGÀY XƯA GHI DẤU SỬ XANH : GIỜ NÀY ANH Ở ĐÂU ? LIÊN ĐOÀN 81 BIỆT CÁCH DÙ - VNCH : TRẬN LĂNG CHA CẢ - NGÃ TƯ BẢY HIỀN (SÀI GÒN) BIỆT CÁCH DÙ VỊ QUỐC VONG THÂN .

25 Tháng Tư 20226:07 CH(Xem: 2267)
Lịch Sử Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù - VNCH.
Từ năm 1960, chính phủ Mỹ cho phép mở rộng chương trình bí mật chống lại những nỗ lực chiến tranh của những người Cộng sản trong vùng Đông Nam Á. Tại Nam Việt Nam, Liên đoàn Quan sát số 1 thuộc Sở Liên lạc được thành lập. Bên cạnh các hoạt động nhảy dù xuống miền Bắc làm nhiệm vụ tình báo, biệt kích chống các hoạt động của Mặt trận Giải phóng (Cộng sản tại miền Nam VN), Liên đoàn Quan sát số 1 còn tổ chức các toán Biệt kích giả thường dân xâm nhập vào phía nam Lào, tìm kiếm và tấn công các tuyến đường giao liên do phía quân đội CS tổ chức.
Để áp dụng chương trình bên Lào, Ban Nghiên cứu Hỗn hợp (Combined Studies Division – CSD) được thành lập, đặc trách về chương trình Phòng vệ Dân sự (Civil Defense), hoạt động dưới quyền chỉ đạo của phân bộ CIA tại Sài Gòn, đặt dưới quyền chỉ huy của Đại tá Gilbert Layton (phía Mỹ) và Thiếu tá Trần Khắc Kính( Việt Nam Cộng Hòa). Một chương trình hoạt động có mật danh là Lei Yu, sau đổi thành Typhoone (tiếng Anh) hoặc Lôi Vũ (tiếng Việt), được xây dựng. Có cả thảy 15 toán Biệt kích, mỗi toán 14 người, rút từ các toán Biệt kích có sẵn trong Liên đoàn Quan sát số 1, được tổ chức, được đánh số từ 1 đến 15 tập họp trong trại Typhoon-Lôi Vũ (gần trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức), chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó, CSD cũng tổ chức một Lực lượng Xung kích, nhằm cơ động tấn công các mục tiêu do các toán Biệt kích chỉ điểm, hỗ trợ, ứng cứu cho các toán biệt kích khi bị đối phương uy hiếp nghiêm trọng. Theo đó phía Việt Nam Cộng Hòa, tuyển mộ các Quân nhân người Thái trong Sư đoàn 22 Bộ binh đưa về Thủ Đức để huấn luyện nhảy dù, biệt kích, thành lập Đại đội 1 Biệt kích dù, do Đại úy Lương Văn Hơi làm chỉ huy. Liên tiếp sau đó, Đại đội 2 Biệt kích dù cũng được thành lập, gồm các quân nhân người Nùng tuyển mộ trong Sư đoàn 5 Bộ binh, do Trung úy Voòng Chay Mênh làm chỉ huy. Đây chính là những đơn vị đầu tiên của Lực lượng Biệt cách Dù.
Sau khi được huấn luyện và tổ chức, hai Đại đội Biệt kích dù được không vận lên Kontum, sau đó di chuyển bằng xe đến một Tiền đồn gần làng Ben Het. Sau đó, hai toán Biệt cách Dù được giao nhiệm vụ đi toán các toán Biệt kích Lôi Vũ (gồm các toán 1, 2, 3, 6, 7, 8) về căn cứ Ben Het an toàn. Đây được xem là cuộc hành quân đầu tiên của Lực lượng Biệt cách Dù.
Được xem là thành công, thêm 2 Đại đội Biệt kích Dù được thành lập. Đại đội 3 hình thành từ các quân nhân được tuyển mộ gốc từ Lữ đoàn Nhảy Dù và Đại đội 4 hình thành từ các quân tình nguyên mà đa số là người Công giáo qua sự giới thiệu của Linh mục Mai Ngọc Khuê.
Đầu năm 1963, Sở Liên lạc (bấy giờ mang tên Sở Khai thác Địa hình) được đổi tên thành Lực lượng đặc biệt Việt Nam Cộng Hòa, do Đại tá Lê Quang Tung làm Chỉ huy trưởng. Bênh cạnh các toán Biệt kích nhảy Bắc, các toán Thám báo đường mòn và căn cứ đối phương, các đơn vị chiến đấu của Lực lượng Đặc biệt gồm 2 Liên đoàn Biệt kích 77 và 31, 5 Đại đội Biệt kích Dù.
Tiểu đoàn Biệt cách Dù và Trung tâm Hành quân Delta​.
Sau đảo chính 1963, Lực lượng Đặc biệt nhiều lần tổ chức lại. Phòng 45 đặc trách các toàn Biệt kích nhảy Bắc được tách ra. Giữa năm 1965, các Liên đoàn được giải tán, cơ cấu chỉ huy Lực lượng Đặc biệt được tổ chức theo cơ cấu tương tự như của Biệt kích Hoa Kỳ để dễ phối hợp hoạt động, chỉ huy các toán Biệt kích hoạt động trong nội địa , khác với các toán biệt kích Lôi Hổ hoạt động ngoại biên trên cả bốn vùng chiến thuật. Riêng các Đại đội Biệt kích Dù Biệt lập được kết hợp thành Tiểu đoàn 91 Biệt cách Dù, vẫn chịu sự chỉ huy của Lực lượng Đặc biệt, vẫn giữ vai trò xung kích, ứng cứu cho các toán Biệt kích nội địa.
Bên cạnh đó, vai trò chỉ hoạt động biệt kích của Hoa Kỳ và Đồng minh tại Đông Nam Á có thay đổi do bàn giao giữa CIA và MACV. Để phối hợp các hoạt động biệt kích trên vùng lãnh thổ Nam Việt Nam, tháng 6 năm 1965, MACVSOG, cơ quan đặc trách của MACV về hoạt động đặc biệt, đã tổ chức Trung tâm Hành quân Delta, mật danh B52, chịu trách nhiệm phối hợp với Lực lượng đặc biệt Việt Nam Cộng hòa chỉ huy các hoạt động thám báo và phá hoại. Theo đó, các toán Biệt kích Delta hỗn hợp Việt-Mỹ, do các quân nhân Mỹ làm trưởng toán, ăn mặc và trang bị giống quân CS miền Nam, sẽ thâm nhập vào đường mòn Hồ Chí Minh và các vùng căn cứ do đối phương kiểm soát trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam để xác định vị trí đóng quân của đối phương, thu thập tin tức tình báo chiến lược, giám sát kết quả oanh kích của Không quân Mỹ, tập kích, phá hoại các sơ sở hậu cần của quân CS miền Nam . Tiểu đoàn 91 Biệt cách Dù là đơn vị phối hợp làm lực lượng xung kích ứng cứu cho Trung tâm Hành quân Delta. Năm 1968, Tiểu đoàn 91 được đổi tên thành Tiểu đoàn 81 Biệt cách Dù.
Liên đoàn Biệt cách Dù​ :
Tháng 6 năm 1970, MACV chấm dứt hoạt động của Trung tâm Hành quân Delta và rút các quân nhân Mỹ về nước. Tháng 8 năm 1970, Lực lượng Đặc biệt cũng bị giải tán vì đã hết nhiệm vụ nhảy Bắc, nhảy Lào và đổ bộ biển. Các quân nhân Lực lượng Đặc biệt đều được phân tán về các binh chủng khác trong Quân đội. Nhiều nhất là chuyển qua Biệt động quân và Nha Kỹ thuật. Riêng bộ phận chỉ huy phía Việt Nam Cộng hòa của Trung tâm Hành quân Delta và Tiểu đoàn 81 Biệt cách Dù được tổ chức lại, sáp nhập thành Liên đoàn 81 Biệt cách Dù, được đặt thành một Lực lượng Tổng Trừ bị của Bộ Tổng Tham mưu. Liên đoàn được hưởng các huy chương của Lực lượng Đặc biệt, được phép đội mũ xanh và mang phù hiệu Lực lượng Đặc biệt và được mang dây Biểu chương màu đỏ Bảo quốc Huân chương.
Khi mới thành lập, quân số của Liên đoàn chỉ khoảng 900 người. Về sau, Liên đoàn được mở rộng cấp số, tổ chức gồm: 1 Bộ chỉ huy Liên đoàn, 1 Đại đội Chỉ huy Yểm trợ và 3 ba Bộ chỉ huy Chiến thuật. Mỗi Bộ chỉ huy có 4 Biệt đội, mỗi Biệt đội có 200 quân nhân. Tổng quân số lên đến 3.000 binh sĩ.
Mặc dù được đào tạo cho những công tác đặc biệt xâm nhập vào hậu phương của địch, tuy nhiên khi tình hình chiến sự trở nên nguy cấp như trong Chiến dịch Mậu Thân 1968 hay Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Bộ Tổng tham mưu đã sử dụng Biệt cách nhảy dù như là một lực lượng tăng viện, tiếp cứu và thanh toán chiến trường. Biệt cách dù được huấn luyện để tác chiến đơn độc, quen với việc ngụy trang thành binh lính đối phương từ vũ khí, quân trang cũng như thói quen sinh hoạt.
Biệt cách Dù đã tham gia phản công trong Tết Mậu Thân 1968.
Trận An Lộc 1972: Một trận đánh ác liệt trong Mùa Hè Đỏ Lửa. Liên đoàn 81 Biệt cách nhảy dù đã quần thảo quyết liệt với đặc công quân đội CS khiến cho lực lượng cả hai bên bị thiệt hại rất nhiều. Những người lính còn sống phải lập một nghĩa trang tại chỗ để chôn tử sĩ. Chính lực lượng biệt cách dù này đã truy tìm và thanh toán đặc công CS xâm nhập vào bên trong thị xã.
Trận Phước Long 1974: Trong một nỗ lực cuối cùng nhằm cứu Phước Long không bị mất vào tay CS , Bộ tổng tham mưu đã tính tới phương án dùng trực thăng đưa Liên đoàn 81 vào trong lòng thị xã với mục đích tạo một vùng đệm nhằm tái chiếm Phước Long. Nhưng do phần lớn tỉnh đã bị cộng quân đánh chiếm, các bãi trực thăng có thể đáp đều đã nằm trong tầm bắn của pháo binh. Cho nên dù đã rất cố gắng nhưng sau một vài giao tranh và một số trực thăng bị bắn rơi, Biệt cách Dù phải triệt thoái khỏi Phước Long trước khi tỉnh hoàn toàn lọt vào tay đối phương.
Trận Sài Gòn 1975: Biệt đội 3 chiến thuật gồm khoảng 1000 Biệt cách dù do Thiếu tá Phạm Châu Tài chỉ huy được lệnh bảo vệ Bộ Tổng tham mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Trong trận đánh cuối này, sự phản kháng của Liên đoàn 81 Biệt cách Nhảy Dù đã làm chậm đà tiến công của Cộng quân , bắn cháy được 9 xe tăng thiết giáp. Biệt đội 3/LĐ 81 BCND tan rã khi rút lui về tuyến sau.

Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù Bảo Vệ Thủ Đô Sài Gòn .
Hổ Xám Phạm Châu Tài – LĐ 81 BCND và trận đánh tại Lăng Cha Cả (Sài Gòn) sáng ngày 30/4/1975 .
Biệt đội 3 của thiếu tá Hổ Xám Phạm Châu Tài thuộc Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù đã đánh trận ác liệt cuối cùng tại khu vực Lăng Cha Cả, Ngã Tư Bảy Hiền trong ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Biệt Đội 3 của thiếu tá Phạm Châu Tài được lệnh phòng thủ khu vực Bộ Tổng Tham Mưu gần sân bay Tân Sơn Nhất. Ngoài số binh sĩ khoảng 1.000 người còn có thêm 1 số binh sĩ của đơn vị Lôi Hổ.
Lúc 07:15 ngày 30 tháng 4 năm 1975, trung đoàn 24 CS được yểm trợ bởi các xe tăng T-54 của trung đoàn 273 thiết giáp tiến đến khu vực Lăng Cha Cả – Ngã Tư Bảy Hiền .
Chiếc xe tăng T-54 đi đầu bị khẩu pháo không giật M67 90mm bắn cháy. Tiếp theo đó, chiếc thứ 2 bị chiếc xe tăng M48 bắn cháy. Hai bên đánh nhau ác liệt qua từng căn nhà, góc phố. Đến 8:45, thêm 3 xe tăng T-54 được đưa đến cùng thêm 1 tiểu đoàn cộng quân đến tăng cường nhưng vẫn không đánh bật được lực lượng Biệt Đội 3 của Phạm Châu Tài và thêm 3 xe tăng T-54 bị bắn cháy.
Cộng quân đưa đến 1 khẩu pháo 85mm để tăng cường hỏa lực nhưng lập tức khẩu pháo này bị phá hủy khi chưa kịp bắn phát nào. Sư đoàn 10 CS tiếp tục đưa đến 8 chiếc xe tăng T-54 và 1 tiểu đoàn bộ binh đến tăng viện quyết đánh bật Biệt Đội 3 thuộc Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù nhằm chiếm Bộ Tổng Tham Mưu cùng sân bay Tân Sơn Nhất.
Khi lực lượng CS vừa đến khu vực Bảy Hiền thì bị máy bay từ sân bay Bình Thủy ở Cần Thơ bay đến tấn công và phá hủy 2 chiếc xe tăng T-54, sáu chiếc xe tăng còn lại củng cố đội hình và tiếp tục tấn công. Thêm 2 chiếc xe tăng T-54 bị phá hủy , một chiếc khác đi vòng nhằm đánh tạt sườn nhưng cũng bị phá hủy .../.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn